ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

Ngày đăng: 05/01/2021 11:10 AM

     Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại Việt Nam và Trung Quốc đạt 111,2 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2019 (theo https://baoquocte.vn/viet-nam-van-la-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-cua-trung-quoc-trong-asean-124005.html), theo đó hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa nông sản xuất một lượng rất lớn sang quốc gia này. Để bảo vệ nhãn hiệu của mình khi đưa hàng hóa sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt ở Trung Quốc để tránh việc bị mất tài sản quý giá này. Trường hợp nhãn hiệu bị chủ thể khác ở Trung Quốc đăng ký, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam có thể không được xuất khẩu đến nước này.

     

    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC (THÔNG QUA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP)

    - Mẫu nhãn hiệu (Chủ đơn có thể gửi bằng file mềm định dạng pdf, jpg, psd, png, …)

    - Giấy Ủy quyền (theo mẫu của Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp ở Trung Quốc)

    - Danh mục hàng hóa/dịch vụ cần đăng ký: Áp dụng theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại NI-XƠ)

    - Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)

     

    CÁC VÍ DỤ VỀ MẪU NHÃN HIỆU ĐÃ ĐĂNG KÝ TẠI TRUNG QUỐC ĐƯỢC NỘP THÔNG QUA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SHCN

     

    Nhãn hiệu chữ

     

     

    Nhãn hiệu hình

     

     

    Nhãn hiệu kết hợp hình và chữ

     

     

    Nhãn hiệu đen trắng

     

     

    Nhãn hiệu màu sắc

     

     

     

     

    PHÂN NHÓM QUỐC TẾ HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ

    Để đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn phải phân nhóm hàng hóa/dịch vụ được áp dụng theo Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố.

    Chi tiết Bảng phân loại có thể tham khảo tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ sau:

    //ipvietnam.gov.vn/documents/20182/846385/%2819.11.19%29+Class+headings+Nice+11-2020_Final.pdf/6c13e9d3-f56c-4ace-b7d6-e1ee6cf118fe

    Ví dụ: Mỹ phẩm thuộc nhóm 3; Dược phẩm thuộc nhóm 5; Phần mềm máy tính thuộc nhóm 9; …..

    Lưu ý: Bảng phân loại thường xuyên được cập nhật, do đó chủ đơn cần check bản mới nhất để áp dụng cho phù hợp.

    Đối với các hàng hóa/dịch vụ không có trong Bảng phân loại, chủ đơn cần phải kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực mới có thể phân nhóm được.

    Văn phòng luật sư A.D.V.N sẽ hỗ trợ phân nhóm hàng hóa/dịch vụ cho các chủ đơn nộp thông qua Văn phòng.

     

    CHỦ THỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

    Các cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc nếu họ có đại diện hợp pháp tại Trung Quốc. Nếu không có, đơn đăng ký nhãn hiệu này phải được nộp thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc.

     

    CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ CÁC QUY ĐỊNH MANG TÍNH NGUYÊN TẮC

    (1a) Cục nhãn hiệu thuộc Tổng Cục quản lý hành chính công thương thuộc Quốc vụ viện là cơ quan chịu trách nhiệm về công tác đăng ký và quản lý nhãn hiệu trên phạm vi cả nước

     

    (1b) Các nguyên tắc về cơ bản tương tự như ở Việt Nam như “Nộp đơn trước”, “Nguyên tắc đăng ký” (phải đăng ký thì mới được bảo hộ), “Nguyên tắc tự nguyện”

     

     (1c) Các yếu tố cấu thành nhãn hiệu: Tất cả các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa của cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức này với hàng hóa của cá nhân, pháp nhân, hoặc tổ chức khác đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu, bao gồm từ ngữ, hình vẽ, chữ cái, chữ số, dấu hiệu ba chiều, màu sắc và sự kết hợp các yếu tố trên

     

    QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

     

     

    II. THẨM ĐỊNH NHÃN HIỆU

    Gồm hai giai đoạn: Thẩm định hình thức và Thẩm định nội dung

    (1) Thẩm định hình thức

    Cục nhãn hiệu tiến hành thẩm định xem xét về tính hợp lệ đối với các yêu cầu về mặt hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu. Các yêu cầu về mặt hình thức là các yêu cầu và điều kiện theo quy định về chủ thể nộp đơn, ngày nộp đơn, phân loại hàng hóa hoặc dịch vụ, lệ phí và phương thức nộp lệ phí. Nếu không đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức, Cục nhãn hiệu sẽ yêu cầu bổ sung, sửa chữa hoặc không thụ lý, các đơn không qua được khâu thẩm định hình thức sẽ không được tiến hành thẩm định nội dung

    (2) Thẩm định nội dung:

    Gồm Ba nội dung: Thẩm định về dấu hiệu có khả năng làm nhãn hiệu; Thẩm định về tính phân biệt của nhãn hiệu; Thẩm định về quyền có trước của nhãn hiệu

    (2a) Thẩm định về dấu hiệu có khả năng làm nhãn hiệu.

    Các dấu hiệu không được sử dụng làm nhãn hiệu:

    - Trùng hoặc tương tự với tên gọi quốc kỳ, quốc huy, quân kỳ, hiến chương của Trung Quốc, tên địa danh hoặc hình vẽ, tên vật thể kiến trúc tượng trưng cho cơ quan trung ương thuộc một địa điểm nào đó.

    - Trùng hoặc tương tự với tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quân kỳ của các nước khác, trừ trường hợp được phép của chính phủ nước đó

    - Trùng hoặc tương tự với tên gọi, biểu tượng, logo của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, trừ trường hợp được sự đồng ý của các tổ chức này hoặc không dễ gây nhầm lần cho công chúng

    - Trùng hoặc tương tự với biểu tượng chính thức, dấu chứng nhận dùng để kiểm soát, chứng nhận, trừ trường hợp được ủy quyền

    - Trùng hoặc tương tự với tên gọi, biểu tượng “Chữ thập đỏ”, “Trăng lưỡi liềm đỏ”

    - Mang tính phân biệt chủng tộc

    - Quảng cáo phóng đại và mang tính chất lừa dối

    - Có hại cho phong tục đạo đức xã hội chủ nghĩa hoặc gây ảnh hưởng xấu khác (ví dụ về mặt chính trị, tôn giáo, phong tục)

    (2b) Thẩm định về tính phân biệt của nhãn hiệu

    Các trường hợp sau thiếu tính phân biệt, không được đăng ký làm nhãn hiệu

    - Chỉ là tên gọi, hình vẽ, hình dáng của chính sản phẩm

    - Chỉ thể hiện chất lượng, thành phần chủ yếu, công dụng, cách sử dụng, trọng lượng, số lượng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm

    - Các nhãn hiệu thiếu tính phân biệt khác: đường nét đơn giản, hình vẽ thông thường; Từ ngữ, hình vẽ, chữ số, chữ cái quá phức tạp hoặc sự kết hợp các yếu tố đó; Chỉ ra đồ đựng, bao gói thông dụng của sản phẩm hoặc hoa văn chỉ mang tính trang trí

    Các nhãn hiệu trên đây có thể sử dụng nhưng không thể được đăng đăng ký, đây là điểm khác biệt với mục thẩm định ở mục (2a) trên đây

    Tuy nhiên, các dấu hiệu này sau một quá trình sử dụng có được khả năng phân biệt, dễ nhận biết có thể được đăng ký làm nhãn hiệu

    (2c) Thẩm định quyền có trước đối với nhãn hiệu

     Thẩm định viên sẽ tra cứu và đánh giá nhãn hiệu yêu cầu đăng ký xem có trùng, tương tự với các đối chứng hay không. Nếu không trùng hoặc tương tự, đơn đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ

     

    HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

    Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc là 10 năm kể từ ngày nộp đơn (hoặc từ ngày ưu tiên, nếu có). Giấy chứng nhận Nhãn hiệu có thể được gia hạn hiệu lực nhiều lần, mỗi lần 10 năm và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Đơn xin gia hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu có thể được nộp muộn trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực và chủ sở hữu phải nộp lệ phí nộp muộn.

     

    MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

     

     


     

     

     

     

    VPLS A.D.V.N là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,....., cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu,….

     

    Quý khách có vấn đề cụ thể cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ A.D.V.N

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 

    Tel: 028 3926 0120, 3926 0125

    Email: advnlaw@gmail.com; vanphongluatsuadvn@gmail.com

    Website: www.advnlaw.vn