ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Ngày đăng: 22/12/2020 02:32 PM

    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ (NỘP THÔNG QUA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP)

     - Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trong đó liệt kê tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký bảo hộ)

    -  File máy tính mẫu nhãn hiệu (định dạng pdf, jpg,...)

    - Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

    - Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (NẾU nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho SẢN PHẨM CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ)

    - Bản đồ khu vực địa lý (NẾU nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể CÓ CHỨA ĐỊA DANH hoặc dấu hiệu khác CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ của đặc sản địa phương)

    - Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý cho đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (NẾU nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể CÓ CHỨA ĐỊA DANH hoặc dấu hiệu khác CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ của đặc sản địa phương)

    - Photo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy phép thành lập,... (không cần công chứng, chứng thực)

    - Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ (theo mẫu của Tổ chức đại diện SHCN)

     

    QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

    Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của CÁC THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC LÀ CHỦ SỞ HỮU nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

    Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là NHIỀU CHỦ THỂ CÓ QUYỀN SỬ DỤNG NÓ nhưng cần lưu ý là khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thể thì nhãn hiệu đó không được coi là nhãn hiệu tập thể nữa mà mà nhãn hiệu bình thường vì nó do một chủ thể sử dụng.

    Danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thông thường là các sản phẩm nông nghiệp như bưởi, cam, tiêu, điều, ….

     

    CHỦ THỂ CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

    Về chủ thể: Trong khi, theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ, nhãn hiệu (thông thường) là dấu hiệu dùng để PHÂN BIỆT hàng hoá, dịch vụ của CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC NHAU; thì theo khoản 17 Điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của CÁC THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC LÀ CHỦ SỞ HỮU nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÔNG PHẢI LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC ĐÓ. Như vậy, khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức. Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương cho nhãn hiệu tập thể, chẳng hạn như nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), bưởi Bạch Đằng (tỉnh Bình Dương), rượu Cái Sơn (tỉnh Vĩnh Long), rau Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng),….

    Quyền đăng ký: Theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Sở Hữu Trí Tuệ, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với DẤU HIỆU CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ của hàng hoá, dịch vụ, TỔ CHỨC có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐÓ; đối với ĐỊA DANH, dấu hiệu khác chỉ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH CHO PHÉP.

     

    CÁC VÍ DỤ VỀ MẪU NHÃN HIỆU TẬP THỂ

    Tỉnh Bình Dương

    Bưởi Bạch Đằng

    Tỉnh Bình Phước

    Tiêu Lộc Ninh

    Tỉnh Vĩnh Long

    Rượu Cái Sơn

    Tỉnh Đồng Nai

    Rau An Toàn Trúc Thọ Lâm

     

    PHÂN NHÓM QUỐC TẾ HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ

    Để đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn phải phân nhóm hàng hóa/dịch vụ được áp dụng theo bản Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố.

    Chi tiết Bảng phân loại có thể tham khảo tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ sau:

    //ipvietnam.gov.vn/documents/20182/846385/%2819.11.19%29+Class+headings+Nice+11-2020_Final.pdf/6c13e9d3-f56c-4ace-b7d6-e1ee6cf118fe

    Ví dụ: Quả bưởi tươi thuộc nhóm 31; Rượu thuộc nhóm 33; Hạt điều chế biến thuộc nhóm 29; ...

    Lưu ý: Bảng phân loại thường xuyên được cập nhật, do đó chủ đơn cần kiểm tra, cập nhật bản mới nhất để áp dụng cho phù hợp.

    Đối với các hàng hóa/dịch vụ không có trong Bảng phân loại, chủ đơn cần phải kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực mới có thể phân nhóm được.

    Văn phòng luật sư A.D.V.N sẽ hỗ trợ phân nhóm hàng hóa/dịch vụ cho các chủ đơn nộp thông qua Văn phòng.

     

    TRA CỨU SƠ BỘ

    Tra cứu sơ bộ nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của đơn đăng ký trước khi tiến hành nộp đơn chính thức với Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Chủ đơn có thể tra cứu và đánh giá sơ bộ nhãn hiệu của mình tại các trang web của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có địa chỉ sau:

    //iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php

    https://www3.wipo.int/branddb/en/

    Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua Văn phòng luật sư A.D.V.N, chủ đơn có thể gửi thông tin sau đây để Văn phòng hỗ trợ tra cứu, đánh giá sơ bộ:

    - File máy tính mẫu nhãn hiệu (định dạng jpg, pdf, …)

    - Danh mục hàng hóa/dịch vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh

    Ví dụ: Nhãn hiệu cung cấp là “BƯỞI BẠCH ĐẰNG, hình”; Danh mục hàng hóa/dịch vụ là: 03 Tinh dầu bưởi, 29 Nem bưởi (nem được chế biến từ vỏ bưởi), 31 Quả bưởi (tươi), 32 Nước ép bưởi, 33 Rượu bưởi.

    Ví dụ: Nhãn hiệu cung cấp là HTX Chăn Nuôi Hươu Nai Hiếu Liêm”; Danh mục hàng hóa/dịch vụ là: 29 Nhung nai; nhung hươu

     

    THỜI HẠN BẢO HỘ

    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cấp cho nhãn hiệu tập thể có hiệu lực từ ngày cấp đến hết MƯỜI NĂM kể từ ngày nộp đơn, CÓ THỂ GIA HẠN NHIỀU LẦN LIÊN TIẾP, mỗi lần mười năm. Như vậy, thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu thì cũng giống như cho nhãn hiệu thông thường.

     

    QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

    Sau khi đơn đăng ký được nộp với Cục Sở Hữu Trí Tuệ, về cơ bản nó sẽ được thẩm định qua các giai đoạn sau:

    - Thẩm định hình thức: 1 tháng

    - Công bố đơn: 2 tháng

    - Thẩm định nội dung: 9 tháng

    - Cấp bằng nhãn hiệu: 2 tháng

    Kết quả đối với đơn đăng ký có thể xảy ra các trường hợp sau:

    - Nhãn hiệu bị từ chối toàn bộ hoặc một phần, khi đó chủ đơn có quyền phản bác, khiếu nại kết quả với Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

    - Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ một phần nhãn hiệu hoặc một phần sản phẩm/dịch vụ hoặc đơn đăng ký còn có một số thiếu sót, khi đó chủ đơn sẽ giới hạn phạm vi yêu cầu bảo hộ hoặc sửa đổi tương ứng để đơn đăng ký đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.

    - Đơn đăng ký đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bảo hộ. Sau khi chủ đơn hoàn tất việc nộp phí cấp, đăng bạ, công bố văn bằng, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

    Tổng thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật khoảng 14 tháng, theo thực tế khoảng 18 – 24 tháng.

     

    MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

     

    (Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể)

     

    VPLS A.D.V.N là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,....., cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu,….

     

    Quý khách có vấn đề cụ thể cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ A.D.V.N

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 

    Tel: 028 3926 0120, 3926 0125

    Email: advnlaw@gmail.com; vanphongluatsuadvn@gmail.com

    Website: www.advnlaw.vn