KHIẾU NẠI THÀNH CÔNG NHÃN HIỆU “MỀM, TIỆM MỀM, HÌNH”

KHIẾU NẠI THÀNH CÔNG NHÃN HIỆU “MỀM, TIỆM MỀM, HÌNH”

Ngày đăng: 15/03/2021 09:47 AM

    KHIẾU NẠI THÀNH CÔNG NHÃN HIỆU “MỀM, TIỆM MỀM, HÌNH”

     

    Ngày 30/08/2018, Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Công ty TNHH Tư Vấn – Dịch Thuật – Sở Hữu Trí Tuệ Á Đông, đã được chủ đơn ủy quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “MỀM, TIỆM MỀM, HÌNH” cho các nhóm sản phẩm/dịch vụ số 25, 35, 42.

    Đơn được nộp thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nên nhanh chóng được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) chấp nhận hợp lệ ngày 03/10/2018 và công bố trên website của mình tại địa chỉ www.iplib.noip.gov.vn.

    (Công bố chấp nhận đơn hợp lệ của nhãn hiệu "MỀM, TIỆM MỀM, HÌNH"

    trên cổng thông tin www.iplib.noip.gov.vn)

    Tuy nhiên, hơn hai năm sau, ngày 31/08/2020, Cục SHTT đã ban hành Thông báo dự định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho toàn bộ nhãn hiệu và sản phẩm và dịch vụ với hai lý do sau:

    * Nhãn hiệu đăng ký tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “MEM” được bảo hộ bởi Đăng ký quốc tế số 199293 ngày 29/01/2013 theo quy định tại Điều 74.2e Luật SHTT, có danh mục sản phẩm/dịch vụ sau:

    - Nhóm 18: Túi xách tay; túi xách tay cho phụ nữ, túi xách tay bằng da; vali, ví đựng tiền; ô.

    - Nhóm 25: Quần áo; thắt lưng (trang phục); tất đi chân, giày, dép.

    * Nhãn hiệu mang tính mô tả, không có khả năng phân biệt theo quy định tại Điều 74.2c Luật SHTT.

    Điều 74.2.c Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”.

    Điều 74.2.c Luật SHTT quy định: Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

    Công ty Tư Vấn – Dịch Thuật – Sở Hữu Trí Tuệ Á Đông thay mặt và theo yêu cầu của chủ đơn đã khiếu nại thành công dự định từ chối bảo hộ của Cục SHTT với các lập luận cơ bản như sau:

    * Đối với lý do từ chối theo Điều 74.2e

    Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp cho rằng nhãn hiệu yêu cầu đăng ký và nhãn hiệu đối chứng không tương tự gây nhầm lẫn với nhau do nhãn hiệu của chúng có những đặc điểm khác biệt như sau:

    - Về cấu trúc và hình thức thể hiện: Nhãn hiệu đăng ký gồm chữ “mềm” và chữ “tiệmmềm”, được thể hiện bằng chữ in thường, chữ “mềm” và “tiệmmềm” trong đơn đăng ký còn lần lượt đặt trong ô hình lục giác và có thêm dấu # đứng phía trước.

    - Về ngôn ngữ và phát âm: Phần chữ trong nhãn hiệu đăng ký gồm những từ tiếng Việt, có phát âm khác.

    - Chủ sở hữu của nhãn hiệu đối chứng không phản đối việc đăng ký.

    - Do quần áo, giày, dép là mặt hàng được sử dụng rất thường xuyên, người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được sự khác biệt giữa các nhãn hiệu in trên bao bì đựng sản phẩm với nhau nên người tiêu dùng sẽ dễ dàng phân biệt được sự khác biệt giữa nhãn hiệu đăng ký và nhãn hiệu đối chứng nhờ sự khác biệt như phân tích ở trên, đặc biệt là hình thức trình bày giữa hai nhãn hiệu.

    * Đối với từ chối theo Điều 74.2c

    Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp cho rằng nhãn hiệu trong đơn đăng ký gồm các chữ “mềm”, “#tiệmmềm” và hình hoàn toàn có khả năng phân biệt vì các lý do sau:

    - Nhãn hiệu gồm hai thành phần khác nhau, phía trên là chữ “mềm” được đặt bên trong ô hình lục giác, phía dưới là phần “#tiệmmềm” tạo ra một tổng thể có khả năng phân biệt.

    - Phần “#tiệmmềm”, trong đó có chứa chữ “tiệm”, là tên gọi chung của một địa điểm kinh doanh, như cửa hàng, cửa hiệu,… theo đó chữ “tiệmmiềm”, kết hợp giữa chữ “tiệm” và chữ “mềm” nhằm thể hiện tên gọi riêng của một địa điểm kinh doanh của chủ đơn, không nhằm mô tả sản phẩm/dịch vụ, hoàn toàn có khả năng phân biệt.

    Các lập luận nêu trên đã thuyết phục hoàn toàn được Cục SHTT, do đó sau thời gian cân nhắc rất lâu, đến ngày 26/02/2021 Cục SHTT đã ban hành Thông báo số 7437/SHTT-NH đồng ý cấp GCNĐKNH cho nhãn hiệu theo Đơn đăng ký số 4-2018-29690.


    (Dự định cấp GCNĐKNH cho Nhãn hiệu “mềm #tiệmmềm”)

     

    Lưu ý: Nội dung bài viết được đăng tải nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật và để tham khảo, vấn đề cụ thể của Quý khách cần liên hệ với người có chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp như luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ, người đại diện sở hữu công nghiệp.

     

    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

    Công ty TNHH Tư Vấn – Dịch Thuật – Sở Hữu Trí Tuệ Á Ðông

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline: +84 903 693 301 - Mobile: +84 909 393 329

    Tel: +848 3926 0120, 3926 0125

    Email: info@a-dong.com.vn; consultant@a-dong.com.vn

    Website: www.a-dong.com.vn; www.dangkynhanhieuonline.com