Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 03/12/2020 08:46 PM

    NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

    Điều 33, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Luật doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014 đã thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 và khoản 1 Điều 5 Luật đầu tư 2014, các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả những ngành nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

    Theo đó, các loại ngành nghề kinh doanh được chia thành ba nhóm sau: (1) CÁC NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH BỊ CẤM; (2) CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN; và (3) CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH TỰ DO KINH DOANH. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và quan điểm của nhà nước, có sự thay đổi giữa các loại ngành nghề kinh doanh này. Các lý do của sự thay đổi này thông thường liên quan đến QUỐC PHÒNG, AN NINH QUỐC GIA, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.

    Các ngành nghề kinh doanh bị cấm và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT ĐẦU TƯ 2014. Danh sách các ngành nghề bị cấm được quy định tại Điều 6 và danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này. Để thuận tiện tra cứu, danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư tại địa chỉ trang web: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

    Như vậy, về mặt nguyên tắc, sau khi loại trừ các ngành nghề kinh doanh bị cấm và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như quy định trong Luật đầu tư 2014 nêu trên, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề còn lại. Điều này có nghĩa là, ngay sau khi được Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp ngay lập tức được tham gia vào thị trường kinh doanh các ngành nghề này mà không cần trải qua bất kỳ thủ tục nào nữa.

     

    Lưu ý: Nội dung bài viết được đăng tải nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật và để tham khảo, vấn đề cụ thể của Quý độc giả cần liên hệ với người có chuyên môn, luật sư trong lĩnh vực doanh nghiệp.

     

    VPLS A.D.V.N là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,.., cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu,…

     

    Quý khách có vấn đề cụ thể cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ A.D.V.N

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 

    Tel: 028 3926 0120, 3926 0125

    Email: advnlaw@gmail.com; vanphongluatsuadvn@gmail.com

    Website: www.advnlaw.vn