CÁC DẤU HIỆU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

CÁC DẤU HIỆU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Ngày đăng: 27/06/2022 10:08 AM

    Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

    Tuy vậy, không phải DẤU HIỆU nào cũng có khả năng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình sau đây sẽ không được xem xét bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.

    CÁC DẤU HIỆU CHỮ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

    Các yếu tố chữ sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt, do đó tự bản thân không có khả năng bảo hộ:

    a) Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ A Rập, chữ tiếng Nga, chữ  Phạn, chữ Hán, chữ Nhật, chữ Hàn, chữ Thái...; trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác.

    Ví dụ:

      

                                 V              W                  S         

    b) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.

    Ví dụ:                                                       BT      AA     DC2

    c) Một tập hợp quá nhiều chữ cái (kể cả chữ số) hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản.

    Ví dụ:                                                         BGMHCK

    d) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt.

    Ví dụ:                                                     Nylon (vải sợi)

    e) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính sản phẩm, dịch vụ liên quan.

    Ví dụ:         

                                                          Hotel          Inn             Resort

                                                      (dịch vụ khách sạn, dịch vụ lưu trú)   

     

                                                               Perfume           Cosmetic 

                                                                 (nước hoa, mỹ phẩm)

    g) Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính sản phẩm, dịch vụ  như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận liên quan đến nguồn gốc địa lý của sản phẩm), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm, dịch vụ), thành phần, công dụng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

    Ví dụ:                   

                                                                   Công nghệ Đức

                                                             Chất lượng Nhật Bản

                                       (cho sản phẩm tương ứng với các nội dung này)

     

                                                             Excellent         Perfect

                                                                tốt                    bền     

                                                           dịch vụ chất lượng cao

    h) Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu.

    Ví dụ:                                                                  

                 Group              Tập đoàn                   Co., Ltd.                                   Công ty cổ phần

    i) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng rộng rãi;

    Ví dụ:          

                                                                   International          Global

    k) Dấu hiệu chữ làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ theo quy định tại Điều 73.5 của Luật SHTT.

    Ví dụ:                    

                                                        Công nghệ Đức

                                                    Chất lượng Nhật Bản

                           (cho sản phẩm không tương ứng với các nội dung này)

     

    CÁC DẤU HIỆU HÌNH KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

    Các yếu tố hình sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt, do đó tự bản thân không có khả năng bảo hộ:

    Yếu tố hình bị coi là không có khả năng phân biệt, nếu là:

    1. hình hoặc hình hình học thông thường như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác... hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

    Ví dụ:

           

             

    b) hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau.

    Ví dụ:

     

    c) Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi:

    - Các ký hiệu giao thông

    - Chữ thập cho ngành y tế

     

                                                              

    - Hình bánh răng chỉ ngành cơ khí

     

     

     

     

    - Con rắn quấn cốc chỉ ngành dược

                                                                                      
    d) hình vẽ, hình ảnh thông thường của sản phẩm 

    Ví dụ: 

     

                                                                           

     

                               cho cam, táo tươi

     

    e) Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu

    Ví dụ:

                                                             

                                                                      cho nước cam

    g) hình vẽ, hình ảnh gây nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ

    Ví dụ:

                                                                            

                                   Tháp EIFFEL cho sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc ngoài nước Pháp

                                                               

                                                                                 

                                    Điện Kremlin cho sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc ngoài Liên bang Nga

    Chủ đơn dự định đăng ký nhãn hiệu là một trong các dấu hiệu trên, cần bổ sung thêm dấu hiệu có khả năng phân biệt vào mẫu nhãn hoặc thay thế mẫu nhãn khác có khả năng phân biệt trước khi nộp đơn.

    Trường hợp gặp khó khăn về lựa chọn mẫu nhãn hiệu đăng ký, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

     

    Quý khách có vấn đề cụ thể cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ A.D.V.N

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 

    Tel: 028 3926 0120, 3926 0125

    Email: advnlaw@gmail.com; vanphongluatsuadvn@gmail.com

    Website: www.advnlaw.vn