XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

Ngày đăng: 29/12/2020 09:36 AM

    XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU

    Quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bao gồm các bước sau:

     

    1. Cung cấp các tài liệu cần thiết sau:

    Để có thể tiến hành xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, chủ thể quyền cần cung cấp các tài liệu sau đây:

    - Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ);

    - Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm;

    - Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm;

    - Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác như Hóa đơn mua hàng hóa.

     

    2. Giám định nhãn hiệu:

    Giám định nhãn hiệu là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm nhãn hiệu và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định nhãn hiệu là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

    Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:

    - Tờ khai (theo mẫu Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp);

    - Giấy ủy quyền (theo mẫu Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp);

    - Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ);

    - Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm).

    Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

    Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.

     

    3. Tiến hành xử lý vi phạm  

    Dựa vào kết quả giám định nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.

    - Phương án 1: Dịch vụ cảnh báo. Trong trường hợp khách hàng đồng ý thực hiện theo phương án này, Văn phòng luật sư A.D.V.N sẽ gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm.

    Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án 2 dưới đây.

    Chú ý: Phương án này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành.

    - Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm (bằng biện pháp hành chính).

    Theo phương án này Văn phòng luật sư A.D.V.N sẽ soạn thảo các tài liệu cần thiết và nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường cơ quan có thẩm quyền là Thanh tra Sở khoa học công nghệ hoặc Cơ quan quản lý thị trường (theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP).

     

    VPLS A.D.V.N là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả, ... , cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu, … .

     

    Quý khách có vấn đề cụ thể cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ A.D.V.N

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 

    Tel: 028 3926 0120, 3926 0125

    Email: advnlaw@gmail.com; vanphongluatsuadvn@gmail.com

    Website: www.advnlaw.vn